Theo đánh giá của giới nghiên cứu Huế, con đường Chi Lăng là khu đẹp nhất của phố cổ Gia Hội. Đáng tiếc, đường Chi Lăng e lệ, sâu lắng và đầy hấp dẫn chưa hề có tên trong danh sách điểm đến của một tour du lịch nào…
Chiều dài lịch sử
Con đường Chi Lăng nằm phía đông kinh thành Huế, nay thuộc địa phận ba phường Phú Cát, Phú Hiệp, Phú Hậu.
Có một con đường di sản ở Huế
Khởi đầu từ đường Trần Hưng Đạo (tiếp giáp đầu cầu Gia Hội), con đường chạy qua ngã ba các đường Tô Hiến Thành, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, rồi qua chợ Dinh, qua đường Nguyễn Gia Thiều, với tổng chiều dài 1.850m.
Đoạn nối dài của nó chạy sâu vào đất làng An Quán xưa, ra tận bờ sông Hương phía nhà thờ Bãi Dâu có chiều dài gần 860m.
Đường Chi Lăng hình thành từ đầu thế kỷ XIX, cùng lúc với việc xây dựng kinh thành Huế dưới thời vua Gia Long. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của khu phố Gia Hội – Chợ Dinh và khu phố Hoa kiều, con đường nhanh chóng trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của khu phố Đông kinh thành.
Có một con đường di sản ở Huế
Năm 1908, dưới chính quyền thực dân, đường Chi Lăng ngày nay được sát nhập vào địa phận thành phố Huế với cái tên “Rue Gia Hoi” (đường Gia Hội).
Sau năm 1956, chính quyền miền Nam đặt lại tên là đường Chi Lăng, lấy theo tên một quan ải miền Bắc (ải Chi Lăng). Tên gọi đó được lưu giữ cho đến tận ngày nay như một ký ức lịch sử.
http://nhatthiengroup.com/shop/n976.html
Chiều dài lịch sử
Con đường Chi Lăng nằm phía đông kinh thành Huế, nay thuộc địa phận ba phường Phú Cát, Phú Hiệp, Phú Hậu.
Có một con đường di sản ở Huế
Khởi đầu từ đường Trần Hưng Đạo (tiếp giáp đầu cầu Gia Hội), con đường chạy qua ngã ba các đường Tô Hiến Thành, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, rồi qua chợ Dinh, qua đường Nguyễn Gia Thiều, với tổng chiều dài 1.850m.
Đoạn nối dài của nó chạy sâu vào đất làng An Quán xưa, ra tận bờ sông Hương phía nhà thờ Bãi Dâu có chiều dài gần 860m.
Đường Chi Lăng hình thành từ đầu thế kỷ XIX, cùng lúc với việc xây dựng kinh thành Huế dưới thời vua Gia Long. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của khu phố Gia Hội – Chợ Dinh và khu phố Hoa kiều, con đường nhanh chóng trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của khu phố Đông kinh thành.
Có một con đường di sản ở Huế
Năm 1908, dưới chính quyền thực dân, đường Chi Lăng ngày nay được sát nhập vào địa phận thành phố Huế với cái tên “Rue Gia Hoi” (đường Gia Hội).
Sau năm 1956, chính quyền miền Nam đặt lại tên là đường Chi Lăng, lấy theo tên một quan ải miền Bắc (ải Chi Lăng). Tên gọi đó được lưu giữ cho đến tận ngày nay như một ký ức lịch sử.
http://nhatthiengroup.com/shop/n976.html